Hệ thống quản lý học phí (QLHP) dùng để quản lý từng khoản thu chi đến từng học sinh, Quản lý và báo cáo biên lai thu tiền, Báo ăn và tính khẩu phần ăn, Báo cáo dự toán và quyết toán các khoản thu chi học sinh. Hệ thống quản lý tất cả các quyển biên lai, số biên lai được nhận về từ cơ quan cấp trên, để cấp cho học sinh khi có thu của học sinh khoản thu nào đó. Quản lý tất cả các khoản thu, phải thu, báo ăn tại nhà trường. Quản lý tới từng khoản thu, chi tại nhà trường. Quản lý tới từng bữa ăn, thành phần dinh dưỡng của từng bữa ăn mà nhà trường tổ chức ăn cho học sinh. Ngoài ra QLHP còn quản lý các báo cáo số liệu thu chi giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới phục vụ cho các đơn vị giáo dục các cấp.
PHẦN MỀM QUẢN LÝ HỌC PHÍ
1. Giới thiệu phần mềm Quản lý học phí.
Hệ thống quản lý học phí (QLHP) dùng để quản lý từng khoản thu chi đến từng học sinh, Quản lý và báo cáo biên lai thu tiền, Báo ăn và tính khẩu phần ăn, Báo cáo dự toán và quyết toán các khoản thu chi học sinh. Hệ thống quản lý tất cả các quyển biên lai, số biên lai được nhận về từ cơ quan cấp trên, để cấp cho học sinh khi có thu của học sinh khoản thu nào đó. Quản lý tất cả các khoản thu, phải thu, báo ăn tại nhà trường. Quản lý tới từng khoản thu, chi tại nhà trường. Quản lý tới từng bữa ăn, thành phần dinh dưỡng của từng bữa ăn mà nhà trường tổ chức ăn cho học sinh. Ngoài ra QLHP còn quản lý các báo cáo số liệu thu chi giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới phục vụ cho các đơn vị giáo dục các cấp.
Hệ thống còn cho phép xuất hóa đơn điện tử và tích hợp với hệ thống thanh toán qua Bankplus dành cho phụ huynh học sinh muốn thanh toán các khoản phải đóng cho nhà trường qua Bankplus, Viettel PAY
Hệ thống được thiết kế dựa theo các thông tư, quyết định sau:
- Thông tư liên tịch số 31 – TT/LB ngày 09/5/1991 của liên bộ Giáo dục & Đào tạo – Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí cho các chương trình mục tiêu của ngành giáo dục và đào tạo.
- Thông tư liên tịch số 38/2001/TTLT – BTC – BGD&DT – BTC ngày 22/8/2001 của liên Bộ GD-ĐT- Tài chính hướng dẫn bổ sung Thông tư số 54/1998/TTLT – BGD&DT - BTC ngày 31/8/1998 về thu chi và quản lý thu chi ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quyết định số 70/1998/QD – TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính Phủ.
- Thông tư liên tịch số 81/2003/TTLT/BTC-BGD&DT ngày 14/8/2003 của liên bộ GD&DT – Tài chính hướng dẫn nội dung thu, chi và quản lý kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo đến năm 2005.
A. CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH
1. Quản lý học sinh theo các tiêu thức mã số, họ tên, nơi sinh, ngày tháng năm sinh, v.v... Quản lý các khoản thu của từng học sinh theo từng loại thu như học phí, học phẩm, trang bị, tiền xây dựng, tiền ăn, bán trú, v.v.. Quản lý việc chi tiêu các khoản thu. Tự động in các biên lai thu tiền, phiếu học sinh, phiếu thu, phiếu chi. 2. Quản lý báo ăn và tự động tính khẩu phần ăn hàng ngày của học sinh, kết xuất sổ khẩu phần ăn. Theo dõi số xuất ăn và thanh toán tiền ăn của từng học sinh trong từng tháng. 3. Quản lý biên lai thu tiền, tự động kết xuất các báo cáo quyết toán biên lai, tổng hợp các báo cáo này tại đơn vị quản lý. Nối mạng và chuyển các báo cáo quyết toán biên lai qua mạng từ các trường học, đến Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục. 4. Tự động hoá công tác dự toán, quyết toán và tổng hợp báo cáo thu chi học sinh giữa các trường và các đơn vị quản lý. Tự động tạo ra báo cáo Dự toán thu, Dự toán chi, Quyết toán thu, Quyết toán chi. Nối mạng và chuyển các báo cáo này qua mạng. 5. Tự động kết chuyển các chứng từ thu chi sang phần mềm kế toán 6. Tra cứu và tìm kiếm các khoản thu hay chi của học sinh theo một hay nhiều các tiêu thức quản lý cùng một lúc tuỳ theo các tiêu chuẩn người sử dụng đưa ra. Tổng hợp các báo cáo về tình hình các khoản thu và chi như kết xuất Sổ thu và thanh toán học phí, Sổ theo dõi các khoản thu, Nhật ký thu và bàn giao, Sổ chi tiết chi, Sổ tổng hợp thu chi, Sổ thu và thanh toán, Nhật ký thu và bàn giao, Tổng hợp thu, Tổng hợp thu theo lớp. 7. Tích hợp tính năng hóa đơn điện tử cho phép xuất hóa đơn điện tử theo biểu mẫu hóa đơn điện tử của nhà trường dành cho các trường có đăng ký sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử của Viettel. 8. Cho phép phụ huynh thanh toán các khoản thu qua Bankplus hoặc các điểm thu hộ của trường. Ưu điểm: Ø Quản lý chi tiết các khoản thu học. ü Quản lý chi tiết các khoản thu, in biên lai, phiếu thu,... Quản lý khẩu phần ăn, dinh dưỡng,... Ø Báo cáo thu chi được trao đổi thông suốt. ü Dữ liệu báo cáo được trao đổi thông suốt giữa các cấp. Ø Cập nhật các chế độ quản lý mới nhất của Nhà nước. |
Danh sách chi tiết các chức năng:
STT | Chức năng | Diễn giải |
A | QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ | |
I | Thông tin, lý lịch học sinh | |
1 | Lý lịch | Nhập thông tin lý lịch chi tiết của từng học sinh phục vụ cho việc theo dõi trong nhà trường |
2 | Hồ sơ đến | Nhập thông tin học sinh từ một trường khác chuyển đến, lý do, thời gian, … |
3 | Hồ sơ năm học | Nhập quá trình học tập của học sinh tại trường năm học, khoá học, lớp học, giáo viên chủ nhiệm |
II | Các khoản thu học sinh | |
4 | Phải thu học sinh | Tạo danh sách các khoản thu dự kiến sẽ thu cho từng học sinh |
5 | Thu tiền học sinh | Tạo tự động thu tiền và hỗ trợ nhà trường in ra các phiếu thu, biên lai, hóa đơn, xuất hóa đơn điện tử (với các trường có sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử của Viettel) thu tiền của phụ huynh học sinh khi đến đóng tại nhà trường. |
6 | Báo ăn | Tạo tự động danh sách những học sinh đăng ký ăn trong ngày, giúp cho giáo viên chủ nhiệm chốt được số lượng để cung cấp cho nhà bếp số lượng học sinh ăn thực tế để nhập số lượng thực phẩm phù hợp |
7 | Đối tượng | Nhập danh sách đổi tượng được hưởng chế độ miễn giảm theo quy định của nhà nước cho từng học sinh như: hộ nghèo, con thương binh, con liệt sĩ, … |
III | Quản lý các khoản Thu – Chi của nhà trường | |
8 | Thu nhà trường | Tạo tự động các khoản thu của nhà trường từ các khoản thu học sinh hoặc nhập các khoản thu khác để theo dõi và quản lý |
9 | Chi nhà trường | Tạo tự động các khoản chi của nhà trường từ các khoản chi trả cho học sinh, chi trả mua thực phẩm hoặc các khoản chi trả khác |
IV | Báo ăn lớp học | |
10 | Báo ăn lớp học | Tạo tự động các khoản báo ăn của từng lớp theo số lượng học sinh đăng ký ăn trong ngày |
V | Khẩu phần ăn (Quản lý chế độ dinh dưỡng theo từng bữa ăn học sinh) | |
11 | Tạo thực đơn | Tạo tự động danh sách những món ăn sẽ được sử dụng trong ngày và hỗ trợ điều chỉnh về tỉ lệ, định lượng theo quy định chế độ dinh dưỡng cho học sinh |
12 | Chi tiết thực phẩm nhập xuất | Tạo tự động danh sách các thành phần thực phẩm được sử dụng trong ngày giúp cho nhà bếp và cấp dưỡng dễ dàng nhập nguyên liệu theo số lượng phù hợp |
VI | Khám bệnh phát thuốc (Phục vụ cho phòng y tế của nhà trường) | |
13 | Thông tin khám bệnh | Nhập và theo dõi danh sách học sinh khám và điều trị bệnh tại phòng y tế của trường như tình trạng bệnh, … |
14 | Chi tiết cấp phát thuốc | Nhập tên thuốc đã cấp phát cho học sinh để điều trị bệnh |
B | TÌM KIẾM | |
15 | Phải thu học sinh | Tra cứu các khoản dự kiến thu của từng học sinh |
16 | Thu học sinh | Tra cứu các khoản đã thu của học sinh |
17 | Thu chi nhà trường | Tra cứu các khoản thu và chi của trường |
18 | Báo ăn lớp học | Tra cứu những ngày báo ăn của học sinh |
19 | Khẩu phần ăn | Tra cứu thành phần thực phẩm cấu thành món ăn theo ngày |
C | TỔNG HỢP SỐ LIỆU PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH VÀ QUẢN LÝ | |
I | Phải thu học sinh | |
21 | Danh sách học sinh nợ tiền | Kết xuất ra được báo cáo tổng hợp về những học sinh chưa đóng tiền theo khoản thu của nhà trường |
22 | Tổng hợp nợ tiền theo lớp | Kết xuất ra báo cáo danh sách học sinh nợ tiền theo từng lớp giúp cho giáo viên chủ nhiệm dễ dàng theo dõi được các khoản còn thiếu của lớp mình quản lý |
23 | Thư báo đóng tiền | Kết xuất ra thư báo đóng tiền theo các khoản phải thu từ nhà trường để gửi đến phụ huynh học sinh được biết chi tiết các khoản cần phải đóng cho con em khi học tại trường |
II | Thu học sinh | |
24 | Sổ thu và thanh toán | Kết xuất sổ thu và thanh toán giúp cho nhà trường theo dõi tình hình các khoản thu, số tiền tồn tháng trước và số tiền phải trả lại cho học sinh. |
25 | Tổng hợp thu tiền | Kết xuất báo cáo số liệu số học sinh nghỉ, miễn giảm hoặc tình hình học sinh đã đã đóng đủ hay chưa để nhà trường theo dõi |
26 | Thu học sinh theo lớp | Kết xuất báo cáo các khoản thu của học sinh theo lớp học |
27 | Sổ theo dõi thu học sinh | Kết xuất sổ theo dõi quá trình đóng “Học phí” và các khoản thu khác |
28 | DS học sinh đóng tiền | Kết xuất danh sách học sinh đóng tiền |
29 | DSHS tham gia bảo hiểm | Kết xuất danh sách học sinh tham gia bảo hiểm |
III | Thu chi nhà trường | |
30 | Sổ tổng hợp thu chi | Kết xuất sổ tổng hợp thu chi nhà trường |
31 | Sổ chi tiết kiệm thu chi | Kết xuất sổ chi tiết kiệm thu chi |
32 | Sổ quĩ tiền mặt | Kết xuất sổ quĩ tiền mặt |
33 | Sổ tiền gửi ngân hàng kho bạc | Kết xuất sổ tiền gửi ngân hàng kho bạc |
IV | Khẩu phần ăn | |
34 | Sổ khẩu phần ăn | Kết xuất sổ tính khẩu phần ăn |
35 | Sổ kho thực phẩm | Kết xuất sổ kho thực phẩm |
36 | Sổ khẩu phần | Kết xuất sổ khẩu phần ăn |
37 | Bảng tổng hợp khẩu phần | Kết xuất bảng tổng hợp khẩu phần ăn |
D | BÁO CÁO DỰ TOÁN VÀ QUYẾT TOÁN THU CHI | |
I | Nhập báo cáo | |
38 | Báo cáo biên lai | Nhập các loại báo cáo biên lai |
39 | Báo cáo dự toán và quyết toán thu | Tạo báo cáo về dự toán và quyết toán thu |
40 | Báo cáo dự toán và quyết toán chi | Tạo báo cáo về dự toán và quyết toán chi |
II | Kết xuất báo cáo | |
41 | Dự toán thu | Kết xuất báo cáo dự toán thu |
42 | Dự toán chi | Kết xuất báo cáo dự toán chi |
43 | Dự toán chi – mục | Kết xuất báo cáo dự toán chi – mục |
44 | Duyệt dự toán | Kết xuất báo cáo duyệt dự toán |
45 | Quyết toán thu | Kết xuất báo cáo quyết toán thu |
46 | Quyết toán chi | Kết xuất báo cáo dự toán chi |
47 | Duyệt quyết toán | Kết xuất báo cáo duyệt quyết toán |
48 | Báo cáo quyết toán biên lai | Kết xuất báo cáo quyết toán biên lai |
E | HỆ THỐNG | |
49 | Đổi mật khẩu | Cho người thay đổi mật khẩu đăng nhập |
50 | Số liệu hệ thống | Cho người dùng thay đổi số liệu hệ thống mặc định cho phần mềm như:Tên người lập biểu, thủ trưởng đơn vị, … |
I | Danh sách khối lớp | |
51 | Năm học | Nhập danh sách các năm học trong nhà trường để theo dõi học sinh theo từng năm học |
52 | Khoá học | Nhập danh sách các khoá học của nhà trường cho từng học sinh khi mới vào trường |
53 | Giáo viên | Nhập thông tin giáo viên để phân bổ giáo viên chủ nhiệm cho lớp học |
54 | Khối lớp | Nhập danh sách khối và lớp học để phân bổ học sinh vào lớp |
II | Danh mục thu chi | |
55 | Quyển biên lai | Nhập danh sách các quyển biên lai áp dụng cho từng khoản thu |
56 | Danh mục khoản thu | Nhập danh mục các khoản thu của nhà trường đối với học sinh |
57 | Danh mục đối tượng | Nhập danh sách các hình thức miễn giảm được áp dụng theo quy định |
58 | Danh mục chi phí | Nhập danh mục chi phí của nhà trường |
59 | Danh mục nhóm mục | Nhập mục – tiểu mục chi nhà trường |
III | Danh mục thực phẩm | |
60 | Thành phần dinh dưỡng | Khai báo nhóm, tên và định lượng dinh dưỡng của mỗi thành phần thực phẩm |
61 | Danh mục món ăn | Khai báo danh sách các món ăn áp dụng cho trường |
62 | Định lượng bữa ăn | Khai báo định lượng mỗi bữa ăn của trẻ và của trường theo ngày |
63 | Nhà cung cấp | Khai báo danh sách các nhà cung cấp thực phẩm cho trường |
64 | Danh mục thuốc | Khai báo danh mục các loại thuộc trường nhập và quản lý |
IV | Xoá dữ liệu thừa | |
65 | Xoá dữ liệu thừa | Xoá các chi tiết thừa phát sinh trong quá trình xoá dữ liệu khi nhập liệu sai |
V | Phân quyền | |
66 | Phân quyền cấp sở, phòng, trường | Cho phép phân quyền theo tính năng chi tiết theo từng cấp đơn vị. |
67 | Hiển thị báo cáo | Cho phép cấu hình các báo cáo sử dụng, ẩn các báo cáo không sử dụng đi |
VI | Báo cáo | |
68 | Xây dựng báo cáo | Dựng báo cáo từ cấp quản lý sở, phòng, trường xuống đến lớp. |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ TÀI CHÍNH ******** | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** |
Số: 38/2001/TTLT-BGDĐT-BTC | Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2001 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ TÀI CHÍNH SỐ 38/2001/TTLT-BGDĐT-BTC NGÀY 22/8/2001 HƯỚNG DẪN BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ54/1998/TTLT-BGDĐT-BTC NGÀY 31/8/1998 VỀ THU, CHI VÀ QUẢN LÝ HỌC PHÍ Ở CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÔNG LẬP THUỘC HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 70/1998/QĐ-TTG NGÀY 31/3/1998 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 54/1998/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 31/8/1998 về thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Nay liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung khoản hỗ trợ công tác quản lý và điều tiết chung thuộc ngành giáo dục đào tạo địa phương theo khoản 2.4 Điều 4 Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ như sau:
1. Về mức chi: không vượt quá 20% số học phí thu được.
2. Về nội dung chi:
- Chi hỗ trợ công tác quản lý tại các Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Chi điều tiết hỗ trợ cho các trường không thu học phí.
3. Công tác quản lý Tài chính:
Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính - Vật giá phối hợp xây dựng tỷ lệ, mức chi, nôi dung chi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Nhà trường trực tiếp thu học phí hàng tháng của học sinh và nộp vào tài khoản tiền gửi quỹ học phí tại kho bạc nhà nước. Căn cứ vào tỷ lệ học phí dành cho hỗ trợ công tác quản lý và điều tiết chung đã quy định, các cơ sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tính toán cụ thể và chuyển số tiền này về tài khoản của Sở Giáo dục và Đào tạo mở tại Kho bạc nhà nước để Sở Giáo dục và Đào tạo phân bổ, điều tiết chung theo quy định.
Các cơ sở giáo dục đào tạo được hỗ trợ kinh phí từ nguồn thu học phí có trách nhiệm sử dụng theo đúng các nội dung quy định tại Thông tư số54/1998/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 31/8/1998 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính.
Hàng năm, cùng với việc lập dự toán thu, chi từ nguồn ngân sách nhà nước các cấp, các cơ sở giáo dục đào tạo và các Sở Giáo dục và Đào tạo lập dự toán thu, chi quỹ học phí và các khoản điều tiết chung gửi cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2001 và thay thế Thông tư liên tịch số 34/1999/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 27/8/1999 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính.
Lê Vũ Hùng (Đã ký) | Nguyễn Thị Kim Ngân (Đã ký) |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO-BỘ TÀI CHÍNH ******** | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** |
Số: 81/2003/TTLT-BTC-BGDĐT | Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2003 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO SỐ 81/2003/TTLT-BTC-BGDĐT NGÀY 14 THÁNG 08 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN NỘI DUNG, MỨC CHI VÀ QUẢN LÝ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẾN NĂM 2005
Căn cứ Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/05/2001 của Thủ tướng Chính phủ về các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001-2005;
Căn cứ Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 26/2003/QĐ-TTg ngày 17/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2005;
Liên Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số nội dung, mức chi và quản lý kinh phí đối với các Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo đến năm 2005 như sau:
Căn cứ Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và điều hành các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 26/2003/QĐ-TTg ngày 17/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2005;
Liên Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số nội dung, mức chi và quản lý kinh phí đối với các Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo đến năm 2005 như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Giáo dục và Đào tạo được cân đối trong dự toán chi ngân sách Trung ương, được sử dụng theo đúng các nội dung hoạt động của chương trình.
Việc cấp phát, quản lý, thanh quyết toán kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về Giáo dục và Đào tạo thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước. Các Bộ, ngành và các địa phương có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tài chính các cấp quản lý chặt chẽ kinh phí của Chương trình, kiểm tra các khoản chi tiêu theo đúng mục tiêu, nội dung, chế độ quy định.
2. Ngoài kinh phí do ngân sách Trung ương cấp cho các Bộ, ngành và các địa phương; Các cấp chính quyền địa phương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cần huy động thêm các nguồn kinh phí khác như: đóng góp tự nguyện của cá nhân, các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước (bằng tiền, hiện vật, công lao động...), bổ sung từ ngân sách địa phương và kinh phí của các Bộ, ngành để thực hiện các Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo.
Việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí huy động thêm thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này và các chế độ quản lý tài chính hiện hành.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
A. NỘI DUNG VÀ MỘT SỐ MỨC CHI CHỦ YẾU:
1. Dự án củng cố và phát huy kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở:
Kinh phí của Dự án được chi cho các nội dung sau đây:
1.1. Chi cho việc tổ chức các lớp học xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở:
1.1.1. Chi mua sách giáo khoa, học phẩm tối thiểu cho học viên.
1.1.2. Cấp sách giáo khoa, học phẩm tối thiểu cho học sinh ở các cơ sở giáo dục thuộc xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; học sinh học chương trình bổ túc trung học cơ sở theo phương thức không chính quy vì hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn.
1.1.3. Chi mua tài liệu giảng dạy, sách giáo khoa, văn phòng phẩm cho giáo viên.
1.1.4. Chi mua hồ sơ theo dõi, biểu mẫu in sẵn, sổ điểm, sổ học bạ, giấy chứng nhận, bằng tốt nghiệp, chi thắp sáng (đối với lớp học ban đêm), chi tổ chức thi tốt nghiệp.
Mức chi cho các nội dung nêu trên (1.1.1, 1.1.2, 1.1.3, 1.1.4) theo thực tế phát sinh tại địa phương và do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
1.1.5. Chi thù lao cho giáo viên: Giáo viên thuộc biên chế ngành giáo dục đứng lớp dạy kiêm nhiệm được hưởng thù lao theo chế độ quy định tại Thông tư số 17/TT-LB ngày 27/7/1995 của Liên Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo "Hướng dẫn chế độ trả lương dạy thêm giờ và phụ cấp dạy lớp ghép của ngành giáo dục và đào tạo" và các quy định hiện hành.
Đối với những người ngoài biên chế ngành giáo dục, nếu có đủ tiêu chuẩn và năng lực giảng dạy, có nhu cầu tham gia giảng dạy các lớp xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở, khi được Phòng Giáo dục ký hợp đồng thì được hưởng mức thù lao tương đương với giáo viên trong biên chế dạy cùng bậc học.
1.2. Chi cho công tác điều tra cơ bản, bao gồm chi xây dựng phiếu điều tra, thu thập và nhập số liệu điều tra được vận dụng theo quy định tại Thông tư số 45/2001/TTLT/BTC-BKHCNMT ngày 18/6/2001 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ). Hướng dẫn một số chế độ chi tiêu đối với các nhiệm vụ khoa học công nghệ.
1.3. Chi hỗ trợ hoạt động của Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, xã; Chi hỗ trợ cho cán bộ tổ chức, quản lý lớp học. Mức chi cụ thể do Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá nghiên cứu đề xuất trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
1.4. Chi công tác kiểm tra, chỉ đạo, công nhận phổ cập: thực hiện chế độ công tác phí quy định tại Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính. Quy định chế độ công tác phí cho cán bộ công chức Nhà nước đi công tác trong nước.
1.5. Chi phụ cấp lưu động cho cán bộ làm chuyên trách công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở cấp Sở, cấp phòng, cấp xã và cấp trường phải thường xuyên đi đến các thôn, bản, phum, sóc. Mức phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu theo quy định tại Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày 9/7/2001 của Chính phủ về "Chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn".
1.6. Chi cho công tác tuyên truyền, thi đua, khen thưởng, hội nghị, tập huấn... thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Dự án đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa:
2.1. Nhiệm vụ chi của các cơ quan Trung ương:
2.1.1. Chi biên soạn chương trình, giáo trình đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp: Thực hiện theo Thông tư số 87/2001/TT-BTC ngày 30/10/2001 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình khung cho các ngành đào tạo đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học".
2.1.2. Chi biên soạn chương trình, sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, sách hướng dẫn nghiệp vụ cho các bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học phổ thông kỹ thuật và giáo dục không chính quy. Cụ thể như sau:
a. Xây dựng chương trình tổng thể và chương trình môn học:
- Thù lao thu thập tài liệu nước ngoài: 2.000 đồng - 5.000 đồng/trang.
- Biên soạn chương trình: 100.000 đồng/tiết.
- Sửa chữa, biên tập tổng thể: 30.000 đồng/tiết.
- Đọc phản biện, nhận xét: 10.000 đồng/tiết/người.
b. Biên soạn sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, sách hướng dẫn nghiệp vụ:
- Thù lao cho tác giả: 100.000 đồng - 300.000 đồng/tiết.
- Thù lao cho chủ biên: 45.000 đồng/tiết.
- Thù lao cho tổng chủ biên: 30.000 đồng/tiết.
- Thù lao đọc góp ý đề cương: 100.000 đồng - 300.000 đồng/1 bản đề cương.
- Thù lao đọc góp ý bản thảo: 1.000 đồng - 3.000 đồng/1 trang bản thảo/người (trang bản thảo khổ 14,5 x 20,5 cm).
c. Thù lao dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt: không quá 35.000 đồng/trang 300 từ.
d. Thù lao minh hoạ sách:
- Thù lao cho bìa: 100.000 đồng - 300.000 đồng/bìa.
- Thù lao can, vẽ kỹ thuật: 1.000 đồng - 15.000 đồng/hình.
- Thù lao vẽ hình minh hoạ có tính nghệ thuật: 20.000 đồng - 200.000 đồng/hình.
e. Chi cho tổ chức hoàn thiện sách:
Chủ nhiệm "Dự án đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa" xem xét sự cần thiết và quyết định tổ chức trại hoàn thiện sách đối với từng loại sách cụ thể. Trong thời gian tập trung theo quy định để hoàn thiện sách trước khi tổ chức thẩm định, được chi các nội dung sau:
- Chi thù lao cho tác giả, biên tập viên: 80.000 đồng/người/ngày.
- Chi phụ cấp tiền ăn và tiêu vặt (tác giả, biên tập viên, thành viên ban tổ chức): 55.000 đồng/người/ngày.
- Tiền nước uống: 15.000 đồng/người/ngày.
- Tiền tàu xe: thanh toán theo thực tế.
- Ban tổ chức thanh toán tiền thuê chỗ ở, chỗ làm việc tập trung theo Hợp đồng với loại khách sạn trung bình.
f. Chi cho thẩm định sách: Trong thời gian tập trung để tổ chức thẩm định sách được chi các nội dung sau:
- Chi phụ cấp tiền ăn và tiêu vặt: 55.000 đồng/người/ngày.
- Tiền nước uống: 15.000 đồng/người/ngày.
- Tiền tàu xe: thanh toán theo thực tế.
- Ban tổ chức thanh toán tiền thuê chỗ ở, chỗ làm việc tập trung cho hội đồng thẩm định theo Hợp đồng với loại khách sạn trung bình.
- Chi đọc thẩm định: 15.000 đồng/tiết/người.
- Chi thù lao cho các thành viên Hội đồng thẩm định (tính cho những ngày tổ chức thẩm định sách):
+ Chủ tịch Hội đồng thẩm định: 50.000 đồng/ngày.
+ Phó chủ tịch, Uỷ viên thư ký Hội đồng thẩm định: 40.000 đồng/ngày/người.
Ban chủ nhiệm Dự án báo cáo Ban chủ nhiệm chương trình quyết định mức chi cụ thể đối với những nội dung chi có quy định khung mức chi nêu trên.
2.1.3. In ấn sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn nghiệp vụ, tài liệu tự chọn (nếu có) để cấp phát cho học sinh và giáo viên các trường tham gia dạy thí điểm. Nhà xuất bản Giáo dục chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này theo đúng chi phí thực tế phát sinh.
2.1.4. Tổ chức nghiên cứu chế tạo, thẩm định, duyệt mẫu thiết bị phù hợp với chương trình và sách giáo khoa mới. Mức chi được thanh toán theo hợp đồng thực tế.
2.1.5. Biên soạn các loại sách dạy tiếng Việt và tiếng dân tộc cho trẻ em người dân tộc thiểu số. Căn cứ vào các nội dung và mức chi đã quy định tại Điểm 2.1.2 trên đây, Ban chủ nhiệm Dự án báo cáo Ban chủ nhiệm chương trình quyết định mức chi cụ thể.
2.1.6. Thù lao biên soạn, đánh máy, in ấn các loại tài liệu, văn bản hướng dẫn triển khai, tuyên truyền, giới thiệu về đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học. Căn cứ các nhiệm vụ cụ thể và thực tế phát sinh, Ban chủ nhiệm Dự án xem xét, quy định mức chi với nguyên tắc hợp lý, tiết kiệm.
2.1.7. Kiểm tra thực hiện giảng dạy thí điểm tại các trường thí điểm chương trình và sách giáo khoa mới:
- Tiền tàu xe, tiền thuê chỗ ở tại nơi đến công tác theo mức quy định tại Thông tư số 94/1998/TT-BTC ngày 30/6/1998 của Bộ Tài chính "Quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác trong nước".
- Tiền phụ cấp công tác phí: Tại các tỉnh đồng bằng, trung du mức phụ cấp không quá 30.000 đồng/ngày/người; Tại các vùng núi, hải đảo, biên giới, vùng sâu mức phụ cấp không quá 60.000 đồng/ngày/người.
2.1.8. Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ theo chương trình và sách giáo khoa mới cho giảng viên cốt cán cấp tỉnh, thành phố: Mức chi theo quy định của chế độ chi tiêu hội nghị, tập huấn, công tác phí hiện hành.
2.1.9. Chi phụ cấp cho các thành viên Ban chủ nhiệm chương trình và Ban chủ nhiệm các Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo: 200.000 đồng/tháng/người.
2.1.10. Một số nội dung chi khác có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện dự án, Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia căn cứ vào chế độ, định mức, tiêu chuẩn hiện hành để quyết định mức chi cụ thể; trường hợp chưa có quy định, phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu hướng dẫn.
2.2. Nhiệm vụ chi của địa phương:
2.2.1. Mua sách cho giáo viên (sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn nghiệp vụ), mua sách cho học sinh diện chính sách và học sinh thuộc xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (sách giáo khoa, sách bài tập). Mức chi thanh toán theo giá bìa của Nhà xuất bản Giáo dục.
2.2.2. Mua đồ dùng giảng dạy và học tập theo yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới, trên cơ sở Danh mục thiết bị do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2.2.3. Chi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên dạy thí điểm và tất cả giáo viên dạy theo chương trình và sách giáo khoa mới: Mức chi theo quy định của chế độ chi tiêu hội nghị, tập huấn, công tác phí hiện hành.
2.2.4. Chi bồi dưỡng giáo viên dạy mẫu, giáo viên dạy thí điểm; Chi phụ cấp cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và các thành viên ban chỉ đạo các cấp tại địa phương, bao gồm:
- Chi bồi dưỡng giáo viên dạy mẫu: 10.000 đồng/tiết dạy mẫu.
- Chi bồi dưỡng giáo viên dạy thí điểm: 5.000 đồng/tiết dạy thí điểm.
- Chi phụ cấp trách nhiệm cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và các thành viên Ban chỉ đạo các cấp thực hiện thí điểm tối đa 150.000 đồng/người/tháng.
3. Dự án đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường, đẩy mạnh dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân:
3.1. Đào tạo cán bộ tin học:
- Chi chuẩn hoá, cập nhật chương trình cho các chuyên ngành đào tạo thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin trong đó ưu tiên ngành công nghệ phần mềm.
- Chi cho các lớp bồi dưỡng tập trung đội ngũ giảng viên cho các trường đại học, cao đẳng và đội ngũ giáo viên dạy tin học trong các trường phổ thông. Mức chi áp dụng theo Thông tư số 105/2001/TT-BTC ngày 27/12/2001 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước.
- Chi hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất: Mua sắm trang thiết bị, phần mềm, tài liệu để phục vụ đào tạo công nghệ thông tin.
3.2. Đưa tin học vào nhà trường:
- Chi hỗ trợ kết nối Internet cho các trường trung học phổ thông.
- Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phòng học đa phương tiện.
- Mua phần mềm, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập trong trường phổ thông.
3.3. Chi hỗ trợ nhiệm vụ đẩy mạnh dạy ngoại ngữ:
- Chi cho việc tăng cường dạy ngoại ngữ trong các trường phổ thông, các trường đào tạo nghề và trong các trường đại học, cao đẳng.
- Chi mua phần mềm tin học để giảng dạy, học tập ngoại ngữ.
- Tập huấn cho giáo viên sử dụng phần mềm tin học, ứng dụng vào giảng dạy, học tập ngoại ngữ. Mức chi áp dụng theo Thông tư số 105/2001/TT-BTCngày 27/12/2001 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước.
4. Dự án đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất các trường sư phạm:
- Chi bồi dưỡng chuẩn hoá, bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng theo chu kỳ cho giáo viên các trường, khoa sư phạm dưới các hình thức thích hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các ngành, bậc học. Mức chi áp dụng theo Thông tư số 105/2001/TT-BTC ngày 27/12/2001 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước.
- Sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới nhà học, phòng thí nghiệm, thư viện, nhà hiệu bộ, ký túc xá sinh viên, nhà ăn, nhà tập đa năng của các trường, khoa sư phạm.
- Mua sắm máy móc thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, đồ dùng dạy học phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh các trường, khoa sư phạm.
5. Dự án hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn:
- Chi hỗ trợ cho việc sửa chữa, cải tạo, chống xuống cấp, xây dựng mới nhà học, ký túc xá, nhà ăn, nhà hiệu bộ, nhà tập đa năng để hoàn thiện quy hoạch trường học, đáp ứng được quy mô học sinh dân tộc nội trú đối với các trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú trung ương, tỉnh, huyện.
- Củng cố và xây dựng hệ thống trường bán trú cụm xã, xã và các lớp ghép ở bản, làng, phum, sóc để thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ.
- Chi hỗ trợ mua sắm máy móc thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, sách giáo khoa, sách báo thư viện... phục vụ trực tiếp cho giảng dạy, học tập và sinh hoạt của giáo viên và học sinh. Ưu tiên mua sắm đồ dùng dạy học, thiết bị thực hành để tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề cho học sinh các trường dân tộc nội trú.
- Hỗ trợ học phẩm tối thiểu (không bao gồm sách giáo khoa): giấy viết, bút, thước kẻ... cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh các địa phương thuộc miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
6. Dự án tăng cường cơ sở vật chất các trường học, các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; xây dựng một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp trọng điểm:
Kinh phí dự án này được sử dụng để đầu tư cho các ngành học, bậc học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp với các nội dung chi sau đây:
- Cải tạo, chống xuống cấp và nâng cấp phòng học; Xây dựng thêm phòng học mới để đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh.
- Chi hỗ trợ mua sắm đồ chơi, bàn ghế, máy móc thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, thực hành, thư viện, máy vi tính... xây dựng nhà ăn, nhà tập, nhà thí nghiệm, thư viện, nhà học đặc thù, công trình vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước, sân chơi, bãi tập...
- Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại để xây dựng một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp trọng điểm, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.
B. CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH:
Việc quản lý, lập dự toán, cấp phát, quyết toán kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và đào tạo đến năm 2005 thực hiện theo quy trình, nội dung, thời gian, biểu mẫu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, văn bản hướng dẫn Luật và các quy định hiện hành.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Những quy định trước đây trái với nội dung quy định tại Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.
Đặng Huỳnh Mai (Đã ký) | Nguyễn Công Nghiệp (Đã ký) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét